Liên giới tính
Liên giới tính

Liên giới tính

Liên giới tính (tiếng Anh: Intersex) là thuật ngữ chỉ những người có những đặc điểm giới tính (bao gồm bộ phận sinh dục, cơ quan sinh sản, nội tiết tố sinh dụcnhiễm sắc thể giới tính) mà theo như Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc mô tả rằng "không phù hợp với định nghĩa điển hình của cả nam giới hay nữ giới". Điều này có thể biểu hiện rõ ràng từ khi mới sinh, hay đến khi dậy thì mới bắt đầu phát triển và biểu hiện ra ngoài hoặc không rõ ràng, và có thể có một số người cả đời không hề hay biết bản thân là người liên giới tính.[1]Liên hợp quốc Tự do & Bình đẳng định nghĩa Liên giới tính liên quan đến các đặc điểm giới tính sinh học và khác biệt với xu hướng tính dục hoặc bản dạng giới của một người. [2]Quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng luật bình đẳng liên giới tính là Nam Phi. Với Đạo luật sửa đổi các vấn đề tư pháp 2005, Đạo luật thúc đẩy bình đẳng và ngăn ngừa phân biệt đối xử không lành mạnh năm 2000 đã được sửa đổi, trong đó nói rằng "Intersex" có nghĩa là "sự khác biệt giới tính bẩm sinh không điển hình, ở bất kỳ mức độ nào" và "giới tính bao gồm cả liên giới tính". Luật này thực sự mang tính đột phá, vì ngoài việc nó là luật đầu tiên trong số những luật bình đẳng liên giới tính, nó được xây dựng để bao gồm tất cả những người liên giới tính trong phạm vi định nghĩa của nó và không bỏ sót ai. [3]Intersex Awareness Day là ngày nâng cao nhận thức về liên giới tính, vào ngày 26 tháng 10 hàng năm, để làm nổi bật các vấn đề nhân quyền mà những người liên giới tính phải đối mặt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Liên giới tính http://www.starobserver.com.au/news/international-... http://www.aph.gov.au/DocumentStore.ashx?id=aafe43... http://www.paula.cl/reportajes-y-entrevistas/repor... http://diario.latercera.com/2012/11/24/01/contenid... //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11610651 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16200837 http://www.who.int/reproductivehealth/publications... http://vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/09/3B9E... //doi.org/10.1080%2F10532528.1992.10559876 //doi.org/10.1515%2FJPEM.2005.18.8.729